Dạy con theo phương pháp Montessori khác phương pháp truyền thống những gì?

Dạy con trẻ theo phương pháp Montessori khác phương pháp truyền thống những gì? Chắc hẳn là câu hỏi nhiều bậc phụ huynh đang muốn được giải đáp. Phương pháp giáo dục Montessori là phương pháp có từ khá lâu, do bà Maria Montessori tại Ý đã thành lập và phát triển, nó đã chứng minh được hiệu quả trong việc giáo dục trẻ em tuổi mầm non, được áp dụng nhiều nước trên thế giới, và tại Việt Nam phương pháp này dần dần được nhiều bậc phụ huynh biết đến và áp dụng

Vậy, phương pháp giáo dục Montessori khác phương pháp giáo dục truyền thống như thế nào, mời quý khách hàng cùng tìm hiểu dưới đây cùng đồ chơi Thuận Phát nhé.

Dạy con theo phương pháp Montessori khác phương pháp truyền thống những gì-1

Phương châm đào tạo của phương pháp Montessori

– Lấy trẻ làm trọng tâm

– Tôn trọng đặc điểm, tính riêng biệt của từng trẻ, tạo điều kiện cho trẻ phát triển theo khả năng riêng của mình.

– Khuyến khách trẻ chủ động với môi trường xung quanh.

=>> Tham khảo các sản phẩm: Giáo cụ montessori

Lợi thế của phương pháp giáo dụ Montessori

– Trẻ ham mê khám phá và giải quyết vấn đề bằng cách sử dụng các dụng cụ học tập phù hợp nhằm phát triển sự kết hợp, tập trung, yêu cầu và cách tiếp cận học tập một cách độc lập.

– Trẻ học cách hợp tác và thỏa hiệp.

– Trẻ phát triển tất cả các mảng: Thính giác, thị giác, vận động từ cách dụng cụ học tập thiết kế riêng biệt theo phương pháp giáo dục Montessori kết quả là trẻ có cảm nhận về giác quan một cách tinh tế.

– Trẻ hiểu biết tất cả các khía cạnh của môi trường học tập và văn hóa của mình ở mức độ riêng của mỗi trẻ.

Trẻ sẽ có mục tiêu để hướng tới và phát triển các kỹ năng để tự đánh giá sự tiến bộ và khả năng của mình.

– Có cơ sở để đánh giá khả năng đặc biệt của mỗi trẻ (Có sự quan sát, ghi nhận sự phát triển từng bước và tài năng của mỗi trẻ).

Dạy con theo phương pháp Montessori khác phương pháp truyền thống những gì-2

Sự khác nhau của phương pháp giáo dục Montessori và phương pháp truyền thống

Phương pháp giáo dục Montessori Phương pháp giáo dục truyền thống
– Phương pháp học cá nhân theo hướng tích cực thông qua các giáo cụ đa giác quan – Lớp học thụ động thông qua các bài học lấy giáo viên làm trung tâm và các hoạt động trên giấy
– Lớp học không phân độ tuổi là môi trường xã hội ‘tự nhiên’ bao gồm các lứa tuổi và thúc đẩy sự tự phát triển. Trẻ thích làm việc để cảm nhận được kết quả khi hoàn thành công việc. – Lớp học theo trình tự thời gian đòi hỏi cần có những phần thưởng bên ngoài như xếp loại, cạnh tranh và sự phù hợp về mặt xã hội
– Tự do lựa chọn liên quan tới việc tự quyết định. Trẻ lựa chọn hoạt động theo sở thích của cá nhân. – Chương trình học yêu cầu học sinh thực hiện công việc giống nhau tại cùng một thời điểm, không quan tâm đến sở thích cá nhân.
– Thực hiện hoạt động theo nhịp độ của mỗi cá nhân giúp trẻ làm việc trong thời gian mà không bị ngắt quãng. Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong lớp học. – Học theo nhóm có nghĩa là mỗi môn học sẽ được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định. Mỗi học sinh sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp bởi tiến trình của cả lớp.
– Giáo dục tích hợp cân bằng việc học với vận động tự do và tạo ra sự hài hòa giữa các hoạt động thể chất, tinh thần và xã hội, giữa các môn học có mối quan hệ tương quan – Nền giáo dục phân tán có những môn học không tương quan lẫn nhau, các giai đoạn nỗ lực về tinh thần mãnh liệt được thay thế bởi các hoạt động thể chất để giải tỏa căng thẳng.
– Sự độc lập được phát triển trong lớp học bằng những thiết kế khoa học để khuyến khích sự phát triển tối đa của trẻ – Sự phụ thuộc ngày càng tăng lên bởi các hoạt động do giáo viên thực hiện
– Việc tự đánh giá xảy ra khi trẻ học cách đánh giá hoạt động của mình một cách chủ quan thông qua việc sử dụng giáo cụ đúng cách và thực hiện các hoạt động cá nhân cùng giáo viên – Sự so sánh trong lớp học xảy ra bởi các hoạt động đều do giáo viên đánh giá và xếp loại. Các học sinh tự đánh giá chính mình là “giỏi nhất” hoặc “kém nhất” trong lớp.
– Giáo dục thực hiện tạo cho trẻ những trải nghiệm cụ thể, là nên tảng cho những khái niệm trừu tượng. – Giáo dục trừu tượng khiến cho học sinh học tập thông qua việc ghi nhớ một cách máy móc
– Sự tương tác chặt chẽ giữa giáo viên và học sinh giúp cho việc đánh giá quá trình phát triển của trẻ chính xác và hoàn chỉnh hơn về trí tuệ và tâm lý. – Dạy học tập thể ngăn cản sự tương tác chặt chẽ giữa cá nhân học sinh và giáo viên. Các bài kiểm tra theo tiêu chuẩn được áp dụng để đánh giá sự tiến bộ của học sinh.

=>> Tham khảo thêm bài viết: Phương pháp giáo dục Montessori là gì? Và những điều bố mẹ cần biết.

Trên đây là tất cả những phân tích về sự khác nhau giữa phương pháp giáo dục Montessori và phương pháp giáo dục truyền thống như thế nào. Hi vọng nó sẽ giúp cho quý khách hàng có thêm những tư liệu bổ ích hơn, có thêm phương pháp giáo dục mới hiện đại để áp dụng cho con cái của mình 1 cách tốt nhất.