Mô tả
Giáo cụ montessori hộp khối nhị thức GC36-062
- Kích thước: 95*95*105
- Chất liệu: Gỗ beech, gỗ plywood brid
- Cảnh báo sản phẩm: Để nơi khô ráo, thoáng mát; tránh rơi, vỡ và ngấm nước
- Hộp khối lập phương: Gồm 8 khối nhỏ, sơn màu đỏ, xanh, và đen. Tất cả các khối xếp lại vừa vặn một hộp gỗ. Mỗi mặt của đồ chơi gỗ có cùng kích thước và kết cấu, đại diện cho một hình vuông
- Giáo cụ montessori giác quan cho bé từ 3 – 6 tuôi
Mục đích của giáo cụ montessori hộp khối nhị thức GC36-062
– Khám phá kết cấu ba chiều, và phát triển tư duy toán học.
– Có thể nhận biết được khối hình nhị thức.
– Phân biệt khối vuông và khối chữ nhật.
– Sự hiểu biết và chuẩn bị về biểu thức nhị thức (Toán học đại số).
– Tính tập trung, tính phối hợp, tính độc lập, tính trật tự.
– Từ bộ nhị thức này bé sẽ học được tỉ lệ hình, ghép hình, phân rã hình và chia hình ghép như thế nào.
Cách hướng dẫn các bé chơi với giáo cụ hộp khối nhị thức GC36-062
Hộp nhị thức này gồm 8 khối hình tất cả chia làm 2 tầng ghép xếp đúng thành một khối lập phương. Với màu sắc đỏ , đen, xanh bé phải xếp sao cho những hình này ghép được đúng màu và đúng khối với nhau mới được, có hai tiêu chí cần ghép ở hộp nhị thức này là đúng màu và đúng hình dạng đấy.
Trong bộ hộp nhị thức này để xếp đúng được mấu chốt là ở hai khối hình lập phương màu xanh và màu đỏ trong 8 mảnh hình để ghép thành hình lập phương lớn.
– Lớp thứ nhất là tất cả các cạnh phải bằng nhau theo khối lập phương đỏ. Chỉ cần xoay màu các mặt còn lại sao cho đúng là được.
– Lớp thứ hai thì các cạnh phải có màu và chiều cao bằng với lập phương màu xanh. Nếu bé nhận ra và nắm được điểm này thì hộp nhị thức này với bé chơi rất dễ. Còn nếu không lắm được bé sẽ khá loay hoay đấy. Hai lớp của hộp nhị thức này có chiều cao khác nhau đấy nên bé sẽ nhận dạng được độ cao độ ngắn độ lớn độ bé của từng sản phẩm.
=>> Tham khảo thêm giáo cụ: Khối hình học nhỏ trong túi màu tự nhiên GC36-061
Cách chơi:
1. Lấy khối nhị thức 1 ra một cái bàn.
2. Giáo viên ngồi cạnh trẻ, mời trẻ ngắm khối nhị thức.
3. Giáo viên mở nắp hộp và đặt lên bàn bên cạnh hộp. Sau đó chỉ cho trẻ thấy kết cấu của mặt trên khối lập phương giống với hình vẽ trên nắp hộp.
4. Giáo viên mở tiếp một mặt của hộp và khiến trẻ chú ý vào kết cấu của mặt này cũng giống với nắp hộp. Giáo viên lặp lại với mặt còn lại.
5. Đặt nắp hộp vào giữa hai mặt của hộp được mở ra.
6. Giáo viên lấy lần lượt từng khối trong hộp ra, bắt đầu với khối lập phương màu đỏ (a3), và đặt nó lên trên nắp hộp một cách cẩn thận, theo mã màu (colour codes).
7. Lớp đầu tiên đã được tạo thành, với chiều cao bằng một cạnh của khối lập phương màu đỏ (a).
8. Giờ nhấc các khối này ra khỏi nắp hộp lần lượt và sắp xếp lại trên bàn theo kết cấu tương tự.
9. Giờ nắp hộp lại trống, lấy các khối còn lại từ hộp và sắp xếp lên nắp, tuân theo mã màu. Khiến trẻ chú ý rằng kết cấu của lớp thứ hai của khối lập phương cũng giống như trên nắp hộp.
10. Đặt lớp thứ hay này (có chiều cao bằng với cạnh của khối lập phương màu xanh – b) lên trên bàn, bên cạnh lớp đầu tiên.
11. Không giải thích với trẻ lý do bạn sắp xếp khối lập phương theo thứ tự này, hay nói về khía cạnh toán học nào của khối lập phương. Chỉ cho trẻ thấy và làm thật chậm.
12. Xếp lớp thứ hai lên trên lớp thứ nhất. Giờ ta đã xếp được khối lập phương hoàn chỉnh trên bàn.
13. Ngắm nó khoảng một phút.
14. Gỡ các khối ở lớp bên trên và sắp xếp trên nắp hộp. Sau đó đặt chúng lại trong hộp với thứ tự tương tự.
15. Làm tương tự với lớp còn lại.
16. Khi giáo viên hướng dẫn xong, cho trẻ ngắm lại khối lập phương từ tất cả các mặt. Nếu cần giáo viên có thể sắp xếp lại khối lập phương và dựng lại nó.
17. Trẻ sẽ làm việc độc lập khi bé sẵn sàng.
Kiểm soát lỗi:
– Kết quả không phải một khối lập phương.
– Kết cấu các mặt của khối không giống nhau
Liên hệ ngay với đồ chơi Thuận Phát để được tư vấn và báo giá tốt nhất các sản phẩm giáo cụ montessori giác quan cho bé. Hotline: 0968.182.116